Khẩu trang y tế – Sản phẩm hết sức cần thiết, rất “hot” trong đại dịch Covid-19 hiện nay. Nhiều người đã đầu tư rất mạnh tay vào sản phẩm này. Vì mức giá của khẩu trang y tế trong thời vừa rồi tăng một cách chóng mặt. Giá khẩu trang y tế được đội lên gấp 10 lần mà vẫn có khách mua hàng. Tuy nhiên, sau khi quan sát thị trường và con người Việt Nam thời gian qua, Năm Sao đã rút ra được nhiều kinh nghiệm muốn chia sẻ cho mọi người.
1. Dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế
Trong giai đoạn COVID-19 lần thứ nhất, dây chuyền sản xuất khẩu trang ý tế trở thành sản phẩm mà nhiều nhà đầu tư đã tính đến. Đó là do nhu cầu thị trường khẩu trang tăng vọt và bị làm giá, đẩy mức giá lên đến 600.000vnđ/hộp/50 cái. Cuối giai đoạn lần thứ 1, rất nhiều dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế được mua về Việt Nam. Những dây chuyền từ cũ đến mới, từ 70 triệu – 80 triệu cho đến 900 triệu – 1 tỷ đều có. Và nguồn máy không từ đâu khác, là từ Trung Quốc.
Các dây chuyền với năng suất cao, lên đến 60 cái/phút. Một đơn vị sản xuất cho biết, một ngày có thể sản xuất 60.000 cái khẩu trang y tế. Nếu tính theo mức giá bị đội lên như ở thời đỉnh điểm. Chắc chỉ trong vòng 1 tuần là đủ “gỡ” được một dây chuyền máy. Nghe thấy lợi nhuận như vậy, bảo làm sao mà nhiều người rất muốn đầu tư vào.
2. Sự lo ngại về bệnh dịch và trình độ dân trí
Sau khi bùng phát dịch Covid-19 lần đầu tiên, lòng người hoang mang. Không kể đến khẩu trang, nhiều gia đình đã tích trữ lương thực có thể dùng trong cả tháng: gạo, nước mắm, mì tôm, nước khoáng,… Có nhà còn tích trữ cả rượu, bia, nước ngọt để đề phòng… hết. Sự lo sợ cứ lan tràn mà theo phân tích của các nhà khoa học, gọi đó là tâm lý bầy đàn.
Đến nay là tháng 8/2020, sự trở lại của Covid-19 lần thứ 2 ở Việt Nam, có nhiều người vẫn chưa dùng hết số mì tôm ở “tập 1”. Nhưng ở lần 2 này, hẳn nhiều người cũng đã ý thức được về mức độ nguy hiểm của bệnh dịch, cách phòng ngừa cũng như vấn đề về tích trữ lương thực. Các sản phẩm nói chung đều không bị tăng giá. Kiến thức về Covid-19, cách vệ sinh bản thân, phòng ngừa có ở khắp mọi nơi.
Việt Nam là một trong những nước làm rất tốt về công tác cách ly và nâng cao ý thức của người dân trong vấn đề dịch bệnh. Tính đến 15h00 ngày 24/8/2020, Việt Nam có 1016 ca mắc Covid-19, 27 ca tử vong và 574 ca đã hồi phục. Tất cả đều trong tầm kiểm soát.
3. Sự hỗ trợ của Nhà nước và các đơn vị hảo tâm
Mọi biến động về bệnh dịch đều được điều tiết bởi Nhà nước. Từ giá cả xăng dầu, các nhu yếu phẩm, cho đến việc tổ chức kiểm tra các đơn vị buôn bán tăng giá sản phẩm khẩu trang, sản xuất giả các thiết bị y tế,… Bênh cạnh đó, cũng có rất nhiều các doanh nghiệp, nhà hảo tâm bỏ tiền để hỗ trợ: phát miễn phí khẩu trang, thuốc men, nấu cơm từ thiện, tạo công ăn việc làm,…
Chính những vấn đề nêu trên đã khiến cho việc đầu cơ tích trữ buôn bán khẩu trang y tế trở thành lỗ. Sau đây là một ví dụ, nguồn vietnamnet.vn
Thấy nhiều người kinh doanh khẩu trang y tế đợt dịch Covid-19 lần đầu thắng lớn, người phụ nữ 35 tuổi này cũng nóng lòng ôm hàng. Chẳng ngờ, giá khẩu trang bán ra đợt này hạ nhiệt quá nhiều nên lỗ nặng và ế ẩm.
Chị Nga chia sẻ, giữa mùa dịch Covid-19 lần 1, thấy bạn bè và người thân thắng lớn nhờ kinh doanh khẩu trang nên chị nghĩ mua bán mặt hàng này sinh lời dễ dàng. Do đó, cuối mùa dịch, chị cũng mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này.
Thấy mọi người kinh doanh có lãi, chị Nga cũng quyết định ôm 7 thùng khẩu trang y tế |
“Khi ấy, rút hết tiền trong thẻ ATM mình có 100 triệu đồng. Mình cũng đầu tư mua 7 thùng khẩu trang y tế 4 lớp loại màu xám có lớp kháng khuẩn tại một xưởng sản xuất khẩu trang của một người thân. Lúc đó, giá khẩu trang là 15 triệu đồng loại 50 hộp, tính ra 210.000 đồng/hộp. Tổng số tiền mình bỏ ra là 105 triệu đồng”, chị Nga kể.
Ban đầu, chị dự định sẽ bán khoảng 400.000 đồng/hộp khẩu trang. Vào thời điểm cuối đợt dịch Covid-19 lần 1, chị chỉ bán được một thùng 50 hộp với mức giá như vậy. Sau đó, dịch lắng xuống, khẩu trang ít người mua hơn do chuyển dần sang dùng khẩu trang vải.
Tới gần đây, dịch Covid-19 bùng lên lần 2, chị Nga nghĩ đây là cơ hội để bán khẩu trang y tế. Thế nhưng, thị trường khẩu trang y tế trong nước vẫn hạ nhiệt dù đang trong thời gian dịch bệnh.
“Nhiều bạn bè, người thân trong họ mình bỏ tiền tỷ đầu tư máy móc sản xuất nay cũng liêu xiêu. Nhất là dân buôn khẩu trang và ôm khẩu trang kinh doanh như mình đang mắc kẹt với khẩu trang khi giá xuống”, chị Nga than thở.
Khẩu trang kháng khuẩn 4 lớp giá đắt hơn thông thường (ảnh minh họa) |
Cụ thể, khi dịch Covid-19 lần 2 bùng phát tại Hà Nội, chị Nga cho hay từ chợ mạng đến các hiệu thuốc Tây, giá khẩu trang tuy đồng loạt tăng nhưng chỉ được khoảng nửa tháng. Giá khẩu trang cũng không gây sốt như đợt 1, thậm chí giá bán lẻ giảm còn một nửa so với giá bán đợt dịch trước.
“Nhưng mức giá này cũng chẳng duy trì được bao lâu. Suốt 1 tháng nay, giá khẩu trang kháng khuẩn 4 lớp chỉ mình bán ra chỉ 150.000 đồng/hộp. Đấy là nhờ chất lượng khẩu trang tốt nên nhiều người chuộng, chứ khẩu trang y tế 4 lớp thông thường không có kháng khuẩn giá thấp hơn nhiều. Thậm chí, loại khẩu trang 3 lớp giá còn 50.000-55.000 đồng/hộp”, chị Nga tâm sự.
Chính vì thế, trong số 7 thùng khẩu trang chị ôm đợt cuối đợt dịch Covid-19 lần 1, chị chỉ bán được thêm 4 thùng với giá 150.000 đồng/hộp. Còn 2 thùng chị giảm xuống 130.000 đồng/hộp mà tiêu thụ vẫn rất chậm.
Giá khẩu trang đang hạ nhiệt, chị Nga vừa lỗ vừa không bán được. |
“Trước đây mình ôm một thùng 50 hộp khẩu trang kháng khuẩn giá đã 15 triệu. Giờ giá ôm vào cũng giảm, chỉ 5-6 triệu đồng/thùng. Tính ra, một hộp khẩu trang giá tầm 100.000-120.000 đồng/hộp, bán ra 130.000-160.000 đồng/hộp mà ế quá”, chị Nga nói.
Giá khẩu trang hạ nhiệt, thị trường lại quá nhiều loại nên những người ôm khẩu trang như chị Nga chấp nhận lỗ để đẩy hàng hết sớm. Chị bảo, càng ôm lâu, càng lỗ nhiều. Chưa kể, nếu dịch bệnh đi qua còn không bán được nữa.
Chị Nga nhẩm tính, sau mấy tháng kinh doanh khẩu trang y tế kháng khuẩn, chị lỗ gần 40 triệu đồng và rước mệt mỏi vào người khi phải cố gồng mình bán nốt hàng. “Mình chỉ bán được một thùng giá 400.000 đồng/hộp thu về 20 triệu; bán 4 thùng giá 150.000 đồng/hộp thì thu về 30 triệu; 2 thùng cuối mình bán 130.000 đồng/hộp thu về được 13 triệu. Còn vài hộp nữa chưa bán được thì thôi không tính”, chị kể.
Bình luận